Vận động hành lang ở Hoa Kỳ
Vận động hành lang ở Hoa Kỳ

Vận động hành lang ở Hoa Kỳ

Vận động hành lang ở Hoa Kỳ là các hoạt động mà các nhóm lợi ích trả tiền thuê những nhà vận động chuyên nghiệp có quan hệ rộng, thường là luật sư, để các nhà vận động này tranh luận về luật pháp cụ thể trong các cơ quan ra quyết định như Quốc hội Hoa Kỳ. Nói cách khác, vận động hành lang là việc dùng lợi ích vật chất nhằm tác động lên quá trình ra quyết sách về một vấn đề nào đó của chính phủ. Mặc dù vận động hành lang phải tuân theo các quy tắc và phức tạp, nếu không tuân theo, có thể dẫn đến các hình phạt bao gồm phạt tù. Đó là một hiện tượng gây tranh cãi, thường được các nhà báo và công chúng Mỹ nhìn nhận tiêu cực,[1] khi một số nhà phê bình mô tả nó như một hình thức hối lộ hoặc tống tiền hợp pháp.[2][3]Tòa án Hoa Kỳ giải thích vận động hành lang là hoạt động tự do ngôn luận được hiến pháp bảo vệ và là một cách để kiến nghị chính phủ giải quyết khiếu nại, hai trong số các quyền tự do được bảo vệ bởi Bản sửa đổi đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ. Hoạt động này tại Hoa Kỳ được bảo hộ và điều chỉnh bởi Đạo luật Công khai lobby (Lobbying Disclosure Act 1995 - LDA), Bộ luật về ngân sách liên bang (Internal Revenue Code - IRC) và Đạo luật Đăng ký đại diện cho nước ngoài (Foreign Agents Registration Act - FARA). Kể từ những năm 1970, hoạt động vận động hành lang đã phát triển mạnh mẽ ở Mỹ về số lượng người tham gia vận động và quy mô ngân sách vận động hành lang, và trở thành tâm điểm của nhiều chỉ trích về chính phủ Hoa Kỳ.Vì các quy tắc vận động hành lang đòi hỏi phải được công khai, nên có một lượng lớn thông tin trong không gian công cộng về cuộc vận động hành lang, làm thế nào, bởi ai và bao nhiêu tiền. Mô hình hiện tại cho thấy nhiều hoạt động vận động hành lang chủ yếu được thực hiện bởi các tập đoàn, mặc dù cũng tồn tại một loạt các liên minh đại diện cho các nhóm khác nhau. Vận động hành lang diễn ra ở mọi cấp chính quyền, bao gồm chính quyền liên bang, tiểu bang, quận, thành phố và thậm chí là chính quyền địa phương. Tại Washington, DC, vận động hành lang thường nhắm vào các thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ, mặc dù cũng có những nỗ lực nhằm đến các quan chức cơ quan hành pháp cũng như Tòa án Tối cao. Vận động hành lang có thể có một ảnh hưởng quan trọng đến hệ thống chính trị; ví dụ, một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy rằng các cuộc vận động hành lang của các nhóm lợi ích đặc biệt đã tăng cường sức mạnh của các nhóm ưu tú và là nhân tố thay đổi cấu trúc chính trị của Mỹ theo hướng chế độ quyền lực tập trung trong đó công dân trung bình có "ít hoặc không có ảnh hưởng độc lập".[4]Số lượng các nhà vận động hành lang ở Washington được ước tính là hơn 12.000 người, nhưng hầu hết các hoạt động vận động hành lang (về mặt chi tiêu), được quản lý bởi ít hơn 300 công ty có doanh thu thấp.[5] Một báo cáo của The Nation năm 2014 cho thấy rằng trong khi số lượng người vận động hành lang đã đăng ký năm 2013 (12.281) giảm so với năm 2002, thì hoạt động vận động hành lang đang gia tăng và "đi sâu" khi các nhà vận động hành lang sử dụng "chiến lược ngày càng tinh vi" để che giấu hoạt động của họ.[6] Nhà phân tích James A. Thurber ước tính rằng số lượng người vận động hành lang làm việc thực tế là gần 100.000 và ngành công nghiệp này mang lại 9 tỷ đô la hàng năm. Phố Wall đã chi kỷ lục 2 tỷ USD khi cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.[7][8]Vận động hành lang đã là một môn học tại các trường đại học trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm luật pháp, chính sách công, kinh tế và thậm chí là chiến lược marketing.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vận động hành lang ở Hoa Kỳ http://www.cbsnews.com/2100-215_162-6186201.html?p... http://www.cbsnews.com/8301-503544_162-57347135-50... http://www.cbsnews.com/8301-505245_162-57341854/he... http://articles.chicagotribune.com/2011-12-26/busi... http://smallbusiness.chron.com/corporate-lobbying-... http://www.docstoc.com/docs/80757442/ALLletter http://www.economist.com/node/10097645 http://fortune.com/2016/07/13/government-lobbyists... http://www.illinoisfirstamendmentcenter.com/petiti... http://www.miamiherald.com/2011/12/19/2553049/cali...